Vai trò của Liên Xô Các_nước_lớn_trong_chiến_cục_1972_tại_Việt_Nam

Leonid BrezhnevRichard Nixon

Đồng minh Liên Xô tuy ủng hộ VNDCCH trên mọi phương diện để giữ thế là quốc gia đứng đầu phe XHCN (vai trò này đang bị Trung Quốc tranh chấp). Nhưng ở thời điểm năm 1972, Liên Xô không thể ủng hộ tích cực hơn do phải hợp tác với Mỹ về giảm đối đầu hạt nhân và đối phó với Trung Quốc đang bắt tay với Mỹ chống lại mình.

Năm 1972, Liên Xô đang trong quá trình đàm phán với Hoa Kỳ về vấn đề hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược giai đoạn 1 (SALT I). Dự kiến ngày 20/5/1972, Nixon sẽ đến Moscow và hòa đàm SALT I sẽ khai mạc tại đó. Mặt khác, Liên Xô muốn làm trung gian hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam. Nixon nói trong cuộc họp báo ngày 4/3/1972 tại Nhà Thắng: "Không có sự hợp tác của Liên Xô thì Mỹ gặp nhiều khó khăn thúc đẩy nhanh tiến trình giải quyết Cuộc chiến tranh ở Việt Nam"[5]. Do đó, Liên Xô muốn Bắc Việt Nam chưa nên tấn công vào thời điểm này. Ngày 15/3/1972. V.N.Serbakov, đại sứ Liên Xô tại Hà Nội gặp ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh thông báo: "1- Kissinger chuyển lời nhắn: "Nếu phía Việt Nam muốn thảo luận nghiêm túc các con đường đi tới giải pháp thì Hoa Kỳ sẽ có thái độ tương tự..." 2- Nếu không như vậy thì bế tắc... VNDCCH có thể rơi vào tình thế hết sức khó khăn do các đơn vị chủ lực đã tung hết vào Nam và sa lầy, đối phương có thể mở một chiến dịch lớn ngay trên lãnh thổ VNDCCH". Ngày 6/4/1972, khi được tin Liên minh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam-Quân đội Nhân dân Việt Nam mở cuộc tấn công lớn, Nixon dọa: "Tôi không thể dự Hội nghị cấp cao (SALT I) và chạm cốc với Brezhnev khi xe tăng Xô Viết chạy ầm ầm qua Huế hay Quảng Trị. Hội nghị cấp cao chẳng đáng một trinh, không cần mua bằng thất bại ở Việt Nam". Cuối tháng 4/1972, Kissinger báo cáo xác nhận với Nixon: "Người Xô viết đã không đáp ứng yêu cầu mới nào về trang bị của Bắc Việt Nam; cũng không đáp ứng yêu cầu của Việt Nam chở hàng viện trợ vào Hải Phòng mà đi vòng vèo qua Trung Quốc". Ngày 25/4/1972, Trưởng ban đối ngoại Đảng Cộng sản Liên Xô C.Katusev sang Hà Nội khuyên VNDCCH đáp ứng đề nghị của Mỹ: Hai bên cùng giảm bạo lực để đi đến giải pháp chính trị. Tuy nhiên ông ta chỉ nhận được lời hứa của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là sẽ cân nhắc mức độ hành động quân sự [6]. Trên thực tế, từ cuối năm 1971, người Nga đã giảm bớt cung cấp vũ khí hạng nặng cho VNDCCH. Đạn tên lửa SAM-2 giảm từ 45 cơ số/năm xuống 12 cơ số/năm. Phụ tùng MiG-21 từ 50 đơn vị/năm xuống còn 20 đơn vị/năm. Không đưa các loại vũ khí mới hơn cho Việt Nam: Xe tăng T-62, tên lửa SAM-3, máy bay MiG-23...[7].